1.1. Quy định đối với ngành hàng thủy hải sản
Giới thiệu: Mặt hàng Thủy hải sản là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty, kinh doanh đa dạng các mặt hàng thủy
hải sản và hải sản phụ tươi sống nhằm phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng.
Mặt trái: Mặt hàng THS này rất dễ bị ươn thối và biến chất, do đó thương nhân thường sử dụng hoá chất để bảo quản như
Borac (Hàn the), Formol, Urê,.. Tác hại của những hóa chất này như sau:
• BORAC: Đây là hoá chất cấm sử dụng, thường được dùng với mục đích bảo quản hàng hóa như: kéo dài độ tươi của cá tươi
và chống hiện tượng mất nước của hàng hóa trong quá trình bảo quản. Nhưng, chất này rất độc và lâu dài sẽ gây ra ung
thư.
• FORMOL: Dùng để bảo quản tươi hàng hóa. Hoá chất này rất độc và thường gây ra các loại bệnh, gây hại cho sức khỏe
người tiêu dùng.
Phương pháp kiểm tra: Để kiểm tra nguyên liệu thủy sản, Công ty sử dụng 04 phương pháp cơ bản: cảm quan, hóa học, vật lý
và vi trùng, Trong đó phương pháp cảm quan và hóa học thường được sử dụng.
Quy định chung
Để việc kiểm tra có hiệu quả, Công ty Quản Lý & Kinh Doanh Chợ Bình Điền (gọi tắt là Công ty Chợ) quy định việc đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành hàng thủy hải sản như sau:
1. Không sử dụng các loại hóa chất độc hại và cấm sử dụng như: Hàn the, Urê, Formol, các chất kháng sinh,… trong bảo
quản và chế biến nguyên liệu thực phẩm.
2. Thực hiện kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống phải đảm bảo từ nơi nuôi, nơi bán không bị ô nhiễm bởi môi
trường xung quanh và phải được sơ chế, đóng gói trước khi nhập hàng về chợ (đặc biệt mặt hàng mực và bạch tuột).
3. Yêu cầu về phương tiện vận chuyển, nơi bảo quản và dụng cụ chứa đựng:
- Phương tiện vận chuyển: Sử dụng xe chuyên dùng như xe đông lạnh, hạn chế sử dụng không có máy cấp đông như thùng bảo
ôn, chổ ướp nước đá.
- Nơi bảo quản: Luôn duy trì nhiệt độ nguyên liệu thủy sản từ -10C đến +40C trong suốt thời gian bảo quản.
- Điểm kinh doanh: Sạch, vệ sinh hàng hóa kê lót cách mặt đất.
- Bao bì: Bao bì và dụng cụ chứa đựng bán hàng trong chợ phải làm từ vật liệu bền, không thấm nước, có bề mặt nhẵn dễ
làm vệ sinh. Không nên sử dụng bao bì truyền thống nhự sọt tre, lá dừa,…
- Cấm đưa tạp chất lạ vào nguyên liệu thủy sản như kim loại, agar, que tre, cuỗng dừa, tinh bột, hoá chất,…vào nguyên
liệu thủy sản gây thiệt hại về lợi ích cho đất nước và lợi ích của người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính.
4. Nghiêm cấm việc kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản có độc tố cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
như: cá nóc,…
5. Hợp tác với Công ty Chợ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa và biện pháp xử lý lô hàng không đạt khi lấy mẫu phát
hiện có dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm hoặc sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép, không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm.
6. Khai báo chính xác tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân cung cấp lô hàng được Công ty Chợ lấy mẫu kiểm tra nhanh hàng ngày
và lấy mẫu thẩm tra phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm định kỳ. Nếu lô hàng lấy mẫu kiểm tra bị phát hiện có kháng
sinh, hóa chất cấm sử dụng hoặc phát hiện chất phụ gia được phép sử dụng có nồng độ vượt giới hạn cho phép, thương nhân
phải kết hợp chặt chẽ với Công ty Chợ thực hiện các biện pháp như sau:
- Tiếp tục cung cấp mẫu lần 2, lần 3 của tên loại mẫu đúng với nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng lấy mẫu lần trước.
- Thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp các lô hàng bị phát hiện để tuyên truyền cho cơ sở thu gom, người khai thác,
người nuôi ở địa phương có nguồn hàng để ngăn chặn kịp thời.
7. Trường hợp lấy mẫu ở điểm kinh doanh của thương nhân kiểm tra cả 3 lần liên tiếp đều phát hiện có kháng sinh, hóa
chất cấm và vượt mức cho phép, thương nhân phải chịu trách nhiệm và hình thức xử lý theo mục 3.1.3 khoản 3, điều 11 của
Nội quy chợ.
8. Thương nhân phải cam kết lưu trữ đầy đủ các tài liệu về hàng hóa kinh doanh tại điểm kinh doanh bao gồm: Sổ theo dõi
chủng loại, khối lượng và nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng ở các địa phương nhập vào hàng ngày, giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng nhận kiến thức VS ATTP,…
3.2. Quy định đối với ngành hàng Súc sản - Gia cầm
Giới thiệu: Công ty kinh doanh đa dạng các mặt hàng: thịt Trâu, heo, bò, gà, vịt,…các mặt hàng này được bày bán trong
chợ theo một quy trình khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối đảm bảo VSATTP. Theo một phong cách mới về sản phẩm, phương
tiện, qui cách buôn bán,… tạo ra nét văn minh thương nghiệp cho chợ.
Mặt trái: Đây là mặt hàng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, thường gây ra các bệnh lạ từ gia súc bệnh;
Riêng mặt hàng gà, vịt,… hiện nay là một đại dịch lớn của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vì vậy phải hết sức
thận trọng trong việc kinh doanh phải tuân thủ theo những qui định của Nhà Nước.
Phương pháp quản lý: Kết hợp với Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra một cách hiệu quả nhất, đạt chất lượng cao nhất, nhằm tạo
ra một sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng như : Formol, Borac, diêm tiêu,… có nhiều phương pháp kiểm tra
như: cảm quan, hóa học, vật lý, sinh học, thông thường chúng ta sử dụng phương pháp cảm quan là chủ yếu.
3.3. Quy định đối với ngành hàng rau củ quả
Giới thiệu: Chợ đầu mối NSTP Bình Điền kinh doanh đa dạng các mặt hàng rau - củ - quả các loại, để bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và làm tăng tính văn minh thương nghiệp, công ty đã chủ động thực hiện đề án "Quản lý chất lượng rau, quả an toàn
tại chợ Bình Điền", theo công văn số 2259/UB-CNN, ngày 19/04/2005 về việc thực hiện chương trình đề án rau an toàn tại
chợ đầu mối NSTP Thành Phố .
Mặt trái: Rau củ quả là những thực phẩm thường gây ra ngộ độc cho con người. Tùy theo loại thực phẩm mà có ngộ độc khác
nhau như: Do vi sinh vật, các chất phụ gia,…
Phương pháp kiểm tra: Phương pháp phân tích GT-Test Kit Thái Lan.